0

Bạn bị sỏi thận và bạn băn khoăn không biết chính xác sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ?  Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sỏi thận - một căn bệnh về đường tiết niệu với hơn 15% dân số tại Việt Nam đang mắc phải hiện nay. Sỏi được hình thành do quá trình tích tụ, lắng đọng các chất như muối khoáng, canxi, oxalate về lâu dài kết tụ tạo thành các khối chất rắn đó chính là sỏi thận.

Tùy theo kích thước, vị trí và mật độ sỏi mà trong quá trình bị bệnh, người bệnh sẽ có những cơn đau ở các vị trí như thắt lưng, vùng bụng, mạn sườn với tần suất nhiều hoặc ít và thời gian có thể kéo dài từ vài phút tới 1 tiếng.

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng thành tắc đường tiểu, viêm cầu thận hoặc suy thận.

Sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận cả trong Đông y cổ truyền hoặc Tây y hiện đại, việc lựa chọn phương pháp còn căn cứ vào kích thước và vị trí của sỏi.

Vậy sỏi thận kích thước bao nhiêu phải mổ? 
Thông thường sỏi có kích thước từ 20mm trở lên cần phải thực hiện phẫu thuật sỏi thận để nhanh chóng loại bỏ sỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng khôn lường.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp sỏi có kích thước không quá lớn chỉ từ 10mm  - 20 mm bị ứ nước độ 3 kéo dài trên 3 tháng, thì những phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc ít có tác dụng. Do đó trong trường hợp này sử dụng phương pháp ngoại khoa mổ lấy sỏi là biện pháp tối ưu nhất. Sau đó người bệnh có thể dùng uống thuốc nam vừa để phục hồi chức năng thận vừa ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát.

Có những phương pháp mổ sỏi thận nào hiện nay?

Hiện nay có 6  phương pháp mổ sỏi thận trong y học hiện đại bao gồm:

Tán sỏi ngoài cơ thể: 

Phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt sỏi và đào thải chúng ra ngoài theo đường nước tiểu. Phương pháp này không gây đau đớn, áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm ở các vị trí như sỏi bể thận, nhóm đài trên, nhóm đài dưới cổ đài phải rộng.

Tán sỏi nội soi ngược dòng:

Sử dụng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo lên bàng quang và niệu quản tiếp cận trực tiếp với sỏi, sau đó dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, rồi bơm rửa lấy hết sỏi ra khỏi thận. Chỉ định để tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4 ở nữ giới .

Lấy sỏi thận qua da: 

Tạo đường hầm vào thận rồi đưa ống nội soi có đường kính từ 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi, dùng laser hoặc khí nén để phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn, sỏi nhóm đài dưới.


Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: 

Dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, phá vỡ sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể, chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, những sỏi lớn, mật độ chắc, sỏi 1/3 trên niệu quản.

Phẫu thuật mổ mở: 

Đây là phương pháp điều trị sỏi thận cổ điển tuy nhiên ngày nay nó ít được sử dụng vì có khả năng gây ra nhiều tai biến và  người bệnh lâu phục hồi. Phương pháp mổ mở chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn hoặc những trường hợp bệnh nhân có chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: 

Đây là phương pháp chữa sỏi thận hiện đại nhất, chi phí cũng đắt đỏ nhất từ 20 - 30 triệu đồng, thường chỉ sử dụng ở các nước có nền y học phát triển.
Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, rút ngắn tối đa thời gian điều trị bệnh.

Dù bạn bị sỏi thận kích thước bao nhiêu, phải mổ hay chỉ cần dùng thuốc điều trị cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh theo chỉ định của y bác sĩ để bệnh tình nhanh chóng khỏi và ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.

Bạn đọc tham khảo thêm: Các phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả hiện nay

Đăng nhận xét

 
Top