0
Bệnh sỏi thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận như nào? Bệnh sỏi thận có thể chữa được không? Đó là những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bị sỏi thận.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người già cho đến trẻ nhỏ, trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao.



Sỏi thận là những tinh thể rắn, được tích tụ từ những hợp chất có trong nước tiểu lâu ngày kết tủa thành những sỏi cứng trong thận. Sỏi thận có kích thước khác nhau, có thể rất nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Sỏi có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của nam giới.



Trên thực tế, nhiều sỏi nhỏ có thể dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu nhưng một số trường hợp, sỏi bị mắc kẹt tại đường tiết niệu gây tắc, đau đớn, thậm chí có thể chảy máu đường tiểu.

Biểu hiện của bệnh sỏi thận

Ở một số trường hợp, sỏi thận có thể xảy ra một cách âm thầm và không có biểu hiện cụ thể. Bệnh chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận.

Khi bị tác động mạnh như đi xe vào đoạn đường mấp mô, vào chỗ xóc, ổ gà hay hoạt động mạnh như: chạy nhảy, mang vác vật nặng, hoặc thay đổi tư thế, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở cùng thắt lưng, ngoài ra đi kèm với các rối loạn tiểu, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn. Đó là những dấu hiệu ban thể hiện bạn bị bệnh sỏi thận.

Người bị bệnh sỏi thận một bên thường bị đau bụng dữ dội, đau quặn ở một vùng thắt lưng phía có sỏi. Còn, khi người bệnh bị đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra phía hông và lưng thì đó là dấu hiệu bị sỏi thận hai bên.

Có những trường hợp người bệnh có sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi rất to nên chỉ bị đau âm ỉ, không đau dữ dội. Ngoài ra, ở một số người bị đau ở vùng thắt lưng từng cơn một, ban đầu người bệnh sẽ đau ở hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và lan xuống đùi.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh sỏi thận thứ hai đó chính là tình trạng tiểu ra máu. Đây chính là biến chứng nguy hiểm với người bị sỏi thận trong quá trình di chuyển, cọ sát của sỏi. Nước tiểu có màu đỏ, mắt thường có thể dễ dàng quan sát được.

Người bệnh hay buồn tiểu, thường xuyên bị đau thắt lưng, đi tiểu buốt, đái dắt, đái són chứng tỏ sỏi thận đã lan xuống phần dưới của đường tiểu, có thể ở niệu quản hoặc bàng quang. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nước tiểu của người bệnh sẽ bị đục và có thể có mủ, đái ra có thể có sỏi.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác người bệnh có thể gặp phải khi bị sỏi thận đó là: đổ mồ hôi, sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa…

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận đó chính là sự tích tụ tạo thành kết tủa của một số chất có trong nước tiểu. Ngoài ra, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh sỏi thận:

Do thói quen uống nước của người bệnh: không uống nước thường xuyên nhưng khi uống lại uống quá nhiều cùng một lúc.

Đường nước tiểu bị dị dạng khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài mà tích tụ và đọng lại thành kết tủa, lâu dần sẽ thành sỏi thận.

Những người bị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ trong bàng quang khiến nước tiểu bị đọng lại.
Một số người bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục khiến vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập và phát triển gây bệnh viêm đường tiết niệu, về lâu về dài dẫn đến hình thành sỏi thận.
Những người có chế độ ăn uống không hợp lý cũng sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh sỏi thận.

Người bệnh bị chấn thương, thường xuyên bị bí tiểu.

Biến chứng của bệnh sỏi thận

Bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Sỏi thận dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, cản trở đường tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng khiến thận bị tổn thương, có thể dẫn đến tình trạng suy thận. Ngoài ra, khi người bệnh bị sốt cao, cảm lạnh kèm theo tình trạng đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu có mủ thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thận, bể thận cấp.

Suy thận cấp là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới chức năng cơ thể gây ra một số bệnh như: tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Cách điểu trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước của sỏi, số lượng sỏi, vị trí sỏi nằm ở đâu?...Với những người mới chớm bị, hầu hết những viên sỏi có kích thước nhỏ chỉ cần uống nhiều nước, nó sẽ tự thải ra ngoài mà không cần điều trị.

Với một số trường hợp, sỏi không thể tự thải ra ngoài, người bệnh phải đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị như:

Soi niệu quản: Sử dụng công cụ mỏng, dài có kính quan sát để tìm kiếm vị trí sỏi. Sau khi tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc phá vỡ chúng thành những viên sỏi có kích thước nhỏ nhơn bằng laser để chúng tự thải ra ngoài.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): Đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành những mạnh có kích thước bé hơn giúp chúng có thể tự thải ra ngoài.
Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: Nếu kích thước viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để gắp sỏi ra.






Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

Đăng nhận xét

 
Top